share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus

NHẬN TIN TỪ VIỆT AN

CƠ HỘI CHO ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NƯỚC CÔNG NGHIỆP

Việt Nam là một đất nước có nhiều sông suối và hồ lớn (bao gồm các hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi) với trữ lượng nước (gọi là nước mặt) tương đối dồi dào. Do điều kiện địa lý, chất lượng nước mặt thay đổi theo mùa. Mùa mưa lũ, nước mặt rất đục vì mang nhiều phù sa. Chính yếu tố này đã làm nản lòng và nản tiền của các nhà đầu tư và họ buộc phải chuyển qua dùng nước ngầm.

Khác với nước ngầm, nước mặt thường không chứa kim loại nặng, độc hại nên chỉ cần giải quyết tốt lượng phù sa, các chất huyền phù lơ lửng.

Ngoài sự hiện diện của một số vi sinh vi khuẩn, độ đục của nước mặt thường dao động từ 5 NTU (mùa khô) tới 300 NTU (mùa lũ).

Nhiệt độ của nước mặt tại miền Bắc là từ 12oC – 32oC. Ở miền Nam, nhiệt độ nước thường ổn định trong khoảng 20oC – 25oC.

Độ cứng tính theo CaCO3 là 10 đến 200 mg/L tuỳ theo từng khu vực địa lý.

Các nhà máy nước theo công nghệ truyền thống thường phải xử lý qua nhiều công đoạn: Lắng -> kết tủa các huyền phù lơ lửng -> lọc cặn nhiều lần -> châm hoá chất khử trùng.

Xây dựng một nhà máy nước truyền thống tốn rất nhiều diện tích đất (hệ thống bể lắng, mương, đường ống…)

Vận hành một nhà máy nước kiểu cũ thường phức tạp và tốn chi phí cho các loại hoá chất (kết tủa, diệt khuẩn …)

Cơ hội cho công nghệ mới

Công nghệ lọc bằng màng đã trải qua nhiều thực nghiệm với kết quả ngoài sức tưởng tượng.

Tiêu chí Mẫu nước Sau khi lọc
Độ đục (NTU) 102 0.2
Volatile Phenolic Compound (mg/L) 0.018 0.002
CODcr (mg/L) 3.46 1.46
Chloroform (mg/L) 347 4.5
Tổng số khuẩn Intestinal Coliform (cfu/mL) 500 0
Tổng số khuẩn Fecal Coliform (cfu/L) 500 0

Mỹ, Canada và Anh là những nơi hiện có nhiều nhà máy mới ứng dụng công nghệ lọc màng.

Lợi thế đầu tư nhà máy nước công nghiệp

Về khía cạnh tài chính, trước tiên phải nói đến 2 thế mạnh vượt trội của công nghệ này: không tốn mặt bằng xây dựng và vốn đầu tư thấp.

Nhà máy nước dùng màng siêu lọc

Nhà máy nước dùng màng siêu lọc

Do giá đất mỗi địa phương mỗi khác nên chúng tôi xin chỉ tạm so sánh riêng về chi phí thiết bị

Ví dụ: 1 nhà máy nước công suất 20.000m3/ ngày đêm

– Diện tích chân máy: 8m x 10m
– Tổng giá thiết bị 2.000.000 USD
– Khấu hao mỗi năm: 175.000 USD (20 năm, 6%)
– Chi phí vận hành 125.000 USD
– Tổng chi phí hàng năm: 300.000 USD
– Chi phí cho mỗi m3 nước siêu sạch sẽ là 300.000 USD /(20.000m3/ngày x 365 ngày)
– Như vậy, chỉ tốn 0.04 USD (740 VND) cho mỗi m3 nước

Kết luận

Với những vượt trội cả về công nghệ, chất lượng, chi phí đầu tư và vận hành, chắc chắn rằng đây chính là lúc các nhà đầu tư thay đổi lựa chọn.

Với sự hỗ trợ tối đa của nhà sản xuất, Việt An hy vọng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà máy nước.

(Sưu tầm – day chuyen loc nuoc tinh khiet – he thong loc RO)